Tin tức ngành giấy
NGƯỜI MUA Ở CHÂU Á MUA OCC CHÂU ÂU KHI GIÁ GIẢM
Sự việc này đã thúc đẩy các nhà cung cấp tăng giá chào trong tháng 6 đối với OCC 95/5 châu Âu thêm 10 USD/tấn lên 140-145 USD/tấn tại Indonesia và thêm 5 USD/tấn lên 130-135 USD/tấn tại Malaysia. Indonesia và Malaysia yêu cầu kiểm định trước khi xếp hàng lên tầu tại nước xuất xứ đối với RCP nhập khẩu và vì thế giá cao hơn 5-15 USD/tấn so với các nước Đông Nam Á khác. Chênh lệch giá đã thu hẹp từ 20-30 USD/tấn do giá cước vận tải đường biển giảm.
Giá chào bán đối với RCP mầu nâu cao cấp của châu Âu đã tăng 5 USD/tấn lên 130 USD/tấn ở các quốc gia Đông Nam Á không kiểm tra trước khi hàng xếp lên tầu, chủ yếu là Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên, người mua trong khu vực đã từ chối, do thành phẩm tiêu thụ chậm trong bối cảnh giá OCC giảm ở châu Âu và chi phí vận tải biển thấp hơn.
Ngược lại, các nhà cung cấp từ chối giảm giá chào do tỷ lệ thu gom giảm ở châu Âu trong suốt mùa hè trước khi những người mua lớn ở Thái Lan và Việt Nam tìm cách mua OCC 95/5 của châu Âu với giá dưới 120 USD/tấn.
Tuy nhiên, tình trạng bế tắc đã giảm bớt trong tuần này, sau khi các nhà máy lớn của Việt Nam tăng lượng mua vào. Việc khách hàng tăng cường mua khối lượng lớn phản ánh khả năng nhu cầu đóng gói tăng ở Đông Nam Á sau tháng 9.
Người mua ở Đông Nam Á và Ấn Độ đổ xô mua các loại RCP màu nâu của châu Âu, đồng thời cắt giảm khối lượng RCP xuất xứ từ Mỹ có giá ở mức cao.
OCC 95/5 châu Âu được chào bán ở mức 120-125 USD/tấn ở hầu hết châu Á, giảm 5 USD/tấn so với hai tuần trước.
Ấn Độ thoái lui: Các nhà máy có trụ sở tại Ấn Độ và Trung Quốc trước đây là các nhà nhập khẩu RCP của Mỹ chủ yếu ở Châu Á. Sức mua của họ đã giúp RCP của Mỹ giữ giá cao khi nhu cẩu trong khu vực yếu và đôi khi đẩy giá lên mức chưa từng thấy.
Các nhà máy ở Ấn Độ đã vơ vét một lượng lớn OCC và giấy hỗn hợp của Mỹ để sản xuất bột giấy tái chế xuất khẩu sang Trung Quốc. Xuất khẩu sang Trung Quốc còn bao gồm giấy thành phẩm được sử dụng làm nguyên liệu thay bột giấy tái chế.
Đó là một cơn sốt vàng đối với các nhà sản xuất Ấn Độ, những người sau đó đã đầu tư vào việc xây dựng công suất mới – phần lớn ở dạng máy nhỏ có công suất dưới 100.000 tấn/năm – với ý định đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ từ Trung Quốc.
Xuất khẩu đạt đỉnh vào năm 2021 sau lệnh cấm nhập khẩu RCP hoàn toàn của Trung Quốc từ đầu 2021.
Nhưng tình thế bắt đầu thay đổi vào cuối năm 2021, khi các nhà sản xuất hàng đầu của Trung Quốc đổ xô đến Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan, để xây dựng các nhà máy bột giấy tái chế và nhà máy bìa quy mô lớn nhằm mục đích vận chuyển sản phẩm trở lại Trung Quốc.
Tại Ấn Độ, nhu cầu đối với bột giấy tái chế dành cho Trung Quốc bắt đầu suy yếu vào cuối năm 2021 và tiếp tục giảm sau đó.
Nhưng kể từ đó, các máy móc mới ở nước này đã được đưa vào sử dụng, dẫn đến tình trạng dư thừa công suất trong ngành giấy ở Ấn Độ, trong khi các hợp đồng mua bột giấy tái chế từ Trung Quốc phần lớn biến mất và khó có khả năng quay trở lại.
Do đó, kể từ tháng 3 năm nay, các nhà máy ở phía bắc và phía tây Ấn Độ đã ngừng hoạt động trong một nỗ lực tập thể để giải quyết tình trạng giá thành phẩm giảm do dư thừa công suất ở thị trường nội địa.
Trong khi đó, người mua Ấn Độ đã chuyển sang các loại RCP châu Âu rẻ hơn trong khi giảm lượng tiêu thụ RCP của Mỹ.
Giá OCC của Hoa Kỳ, Nhật Bản không thay đổi: Các nhà sản xuất có liên kết với Trung Quốc đã mua RCP của Hoa Kỳ một cách ổn định, mặc dù khối lượng giảm do suy thoái kinh tế đang diễn ra ở Trung Quốc.
Nhưng những người mua khác trong khu vực đã cắt giảm đáng kể khối lượng RCP của Mỹ và đòi người bán giảm giá. Nhưng các nhà cung cấp không đáp ứng do người tiêu dùng Mỹ cắt giảm chi tiêu và khối lượng RCP thu gom được đã giảm. Giá DS OCC 12 của Mỹ được chảo ở 170-175 USD/tấn tại Đông Nam Á.
Cuối cùng, giá các loại RCP mầu nâu của Mỹ vẫn được giữ nguyên trên hầu hết các nước Đông Nam Á và Đài Loan, với DS OCC 12 ở mức 160-165 USD/tấn, trong khi giá OCC 11 của Mỹ là 155-160 USD/tấn.
Tương tự, với việc các nhà cung cấp giữ vững giá cả, giá OCC của Nhật Bản vẫn ổn định ở mức 150-155 USD/tấn.
Nguồn: PPIA và Fasmarkets Risi